Làm giàu từ kinh doanh quán ăn vỉa hè
Nhiều người thường cho rằng làm giàu từ kinh doanh quán ăn vỉa hè sẽ an toàn hơn, vì vốn bỏ ra không nhiều, khả năng lưu động cao, dễ kiếm lãi. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm kinh doanh quán ăn vỉa hè thì sẽ rât khó đề thành công. Và sau đây là những bí quyết kinh doanh quán quán ăn vỉa hè mà Giàu Nhanh muốn chia sẻ.
Bí quyết làm giàu từ kinh doanh quán ăn vỉa hè
1/ Xác định lĩnh vực mình kinh doanh
Khi đã huy động được đủ số vốn trong dự tính bạn cần xác định rõ ràng lĩnh vực mà mình sẽ kinh doanh là gì. Để làm được điều đó bạn cần có một cuộc điều tra thị trường kĩ càng, nên nhớ, quán ăn của bạn nhỏ, để thành công hoặc là bạn phải đi trước xu hướng hoặc là bạn phải tìm thị trường ngách.
Bạn cần trả lời được các câu hỏi: Thị hiếu của khách hàng hiện nay là gì? Mặt hàng nào đang bán chạy? Nếu kinh doanh mặt hàng đó thì số vốn đã chuẩn bị có đủ không? Các khoản phí bao gồm những gì? Bạn có chiến lược cạnh tranh nào không? Bạn sẽ cạnh tranh về giá hay sự khác biệt?…
Như vậy bạn mới xác định được quán ăn vỉa hè của mình sẽ kinh doanh sản phẩm nào để có những kế hoạch, dự trù cụ thể cho tương lai.
2/ Bí quyết kinh doanh quán ăn vỉa hè khi tìm nguồn hàng
Bất lợi của kinh doanh nhỏ lẻ là không có đủ vốn để nhập hàng về trữ như các cửa hàng lớn thường làm, bạn buộc phải xoay vòng vốn, vì vậy vấn đề tìm nguồn hàng rất quan trọng. Bạn có thể mua nguyên liệu thực phẩm từ các chợ đầu mối, giá có thể rẻ hơn khá nhiều nhưng hàng hóa ở đây thường tạp nham, bạn phải có kinh nghiệm mới không bị hớ. Nếu không, bạn có thể nhập từ thẳng từ những nơi nuôi, trồng, ví dụ cá mua từ ao, thịt lợn mua từ lò mổ.,…sẽ mua được giá gốc, có điều phải có mối quan hệ từ trước để đặt hàng.
Thương lượng giá là một khâu quyết định đến lợi nhuận sau này của bạn, nếu biết cách bạn có thể nhập hàng với giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí là được khất nợ cho đến lần mua hàng sau.
3/ Giữ giá bán trong khoảng lợi nhuận cho phép
Đối với những mặt hàng không có giá cả cố định như món ăn vặt thì chuyện tăng giá đột xuất đã không còn là chuyện lạ nữa. Có thể vì hôm nay giá xăng tăng, hay ngày kia giá vàng biến động, hoặc là giáp Tết rồi nên buộc phải nâng giá cho có…phong trào. Cố nhiên cách làm này sẽ giúp bạn thu về khoản lợi nhuận tương đối trong thời gian ngắn, nhưng tính về lâu dài lại chẳng tốt chút nào. Vì chắc chắn khách hàng sẽ không thích một quán ăn nay tăng giá, mai tăng giá, họ đến một lần và ra đi mãi mãi.
Giữ giá bán có thể sẽ khiến bạn làm giảm lợi nhuận, nhưng bù lại bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, giữ được những khách quen, đảm bảo nguồn thu nhập về sau. Nhưng áp dụng phương pháp này cần lưu ý là chỉ giữ giá trong khoảng lợi nhuận cho phép, đừng vì cố chấp mà bán lỗ vốn, vì quán của bạn nhỏ, tiền để xoay vòng vốn rất cần thiết.
4/Tăng chất lượng phục vụ
Quán ăn vỉa hè, mọi thứ không được sang trọng cao cấp như nhà hàng lớn, vậy ngoài ưu thế về giá bạn còn phải tạo ấn tượng trong phong cách phục vụ để thu hút nhiều thực khách hơn. Luôn tận tình với yêu cầu của khách, giữ thái độ vui vẻ thoải mái hoặc tặng những món quà nhỏ là những cách rất tốt để tăng chất lượng phục vụ
Những bí quyết kinh doanh quán ăn vỉa hè này tuy không phải triết lý sâu xa hay vĩ mô gì, nhưng chắc chắn nó sẽ cải thiện đáng kể việc phát triển kinh doanh của bạn.
Ý tưởng làm giàu từ kinh doanh quán ăn vỉa hè được không ít bạn ấp ủ vì ý tưởng kinh doanh này cần ít vốn, dễ làm, lợi nhuận cũng khá. Kinh doanh quán ăn có 1 số điểm cần lưu ý.
Ý tưởng kinh doanh quán ăn vỉa hè và những lưu ý quan trọng
1/Bắt đầu với ý tưởng kinh doanh quán ăn bằng việc điều tra về khách hàng
Khi bắt đầu với ý tưởng kinh doanh quán ăn bạn nên điều tra sơ về khách hàng mục tiêu của mình. Quán ăn vỉa hè thường có khách hàng là những người sống, làm việc gần đó.
Bạn có thể tìm hiểu tại các quán ăn đang kinh doanh tốt trong khu vực để xem khách họ ăn mặc thế nào, đi xe gì, giá mỗi bữa ăn khoảng bao nhiêu, xem qua các công ty, trường học, nhà cửa trong vùng… để dự đoán, lựa chọn đối tượng phục vụ (cho người lao động nghèo, dân văn phòng hay tầng lớp khá giả…), để từ đó chọn mức đầu tư kinh doanh, cách nấu ăn hợp lý.
Nếu kinh doanh phục vụ người ít tiền mà bạn đầu tư hoành tráng lịch sự quá thì nhiều người cũng ngại không dám vào, và không biết khi nào mới thu hồi được vốn. Với người khá giả thì có thể ăn ít bánh phở, .. ít cơm hơn nhưng gạo phải ngon hơn, đồ ăn chất lượng hơn, sạch sẽ hơn…
2/Kinh doanh ăn uống cần chú ý đến khẩu vị từng vùng
Những món ăn đặc sản của từng vùng, khi đem đến kinh doanh ở khu vực khác mà giữ hương vị gốc chưa chắc đã kinh doanh tốt, cần có sự điều chỉnh để hợp khẩu vị với họ. Khách hàng Việt Nam thường ít phản ảnh nên nhiều khi bạn mất khách mà không biết lý do gì, nhất là những người kinh doanh ăn uống thiếu kinh nghiệm.
Ví dụ món bánh canh chả cá ở Nha Trang thường có nước lèo trong, nhưng đem vào Sài Gòn để trong vậy lại khó bán nên phải đổ thêm dầu điều cho có váng dầu đỏ đỏ mới dễ bán.
Một số vùng khi nấu ăn họ hay bỏ thẳng ớt vào trong nồi nước lèo, nhưng đến vùng ít ăn cay mà cũng làm vậy thì sẽ mất khách hàng, cay quá ăn không nổi thì còn ngon lành gì nữa. Nên có hũ ớt sa tế và chén ớt riêng, ai thích ăn cay thì tự bỏ vào.
Một số món ăn khi đưa vào Sài Gòn phải nêm thêm đường, bớt muối mới hợp khẩu vị của dân địa phương.
Đây chỉ là 1 số ví dụ, tùy vào món ăn bạn định kinh doanh, đối tượng khách hàng nhắm tới mà suy nghĩ cho phù hợp để tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Lưu ý: Kinh doanh quán ăn có đặc điểm quán nào ế sẽ ế triền miên, quán nào mở ra đã đắt khách sẽ ngày càng đắt khách cho dù có tăng thêm giá bán. Nếu mở ra cả chục ngày vẫn ế thì cần đánh giá lại xem ý tưởng kinh doanh của bạn có điểm nào bất ổn.
>> Làm giàu
Những sai lầm cơ bản khi mở quán ăn.
1/ Không lên kế hoạch kinh doanh
Khi bạn kinh doanh ở bất cứ một lĩnh vực nào, bạn đều phải vạch ra hướng đi cụ thể, theo từng tháng, từng quý, từng năm. Kinh doanh quán ăn sài gòn cũng vậy , việc tạo ra một bản kế hoạch tốt có tính khả thi cao sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên trơn tru hơn. T
Tuy vậy, bạn cũng cần phải linh hoạt, thay đổi liên tục tùy theo nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh là để giúp bạn phác thảo, cân nhắc các yêu cầu đầu tư theo năng lực tài chính và nhu cầu thị trường.
2/ Chọn địa điểm không hợp lý
Mặt bằng thuận lợi luôn là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành bại trong kinh doanh nhà hàng – quán ăn. Vì thế, bạn không nên thuê một địa điểm không phù hợp để tiết kiệm tiền. Chỉ cần đặt một câu hỏi, bạn muốn tiết kiệm một chút tiền thuê mặt bằng hay thuê chỗ rẻ để rồi một thời gian rồi đóng cửa là bạn đã hiểu ra được ngay, tại sao phải chọn một mặt bằng tốt để thuê. Nếu như vẫn kiên quyết mở quán ăn saigon ở một nơi khuất thì bạn phải chắc rằng, mình là một người rất nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống thì mới mong có người cất công đi tìm.
3/ Có tư tưởng hơi bảo thủ
Bạn đã có ý tưởng thiết kế nhà hàng – quán ăn tphcm của mình trong đầu, tuy nhiên, đôi khi cái bạn hình dung và muốn làm lại không phù hợp với không gian và cấu trúc của nhà hàng. Hãy trở nên thoải mái và linh hoạt bằng cách trao đổi cụ thể với bộ phận thiết kế, xây dựng quán. Làm việc theo team có thể làm thay đổi toàn bộ ý tưởng của bạn, nhưng điều đó chỉ nhằm mục đích chung là làm cho nhà hàng – quán ăn của bạn tốt lên mà thôi.
4/ Thiếu vốn
Đây là việc rất thường thấy ở những người mở nhà hàng – quán ăn trong khi kinh phí đầu tư không đảm bảo. Thông thường, khi bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, bạn phải dự trữ 20-30% kinh phí đầu tư để làm quỹ dự phòng vì trong 6 tháng đầu hoạt động, chắc chắn quán của bạn sẽ không thể đông khách như bạn mong muốn.
5/ Tập trung cho cái bạn thích
Rất nhiều người, khi mở quán ăn thường quan niệm, những cái họ thích,những cái họ thấy đẹp, thấy ngon thì khách hàng cũng sẽ cảm thấy như vậy. Việc này đôi lúc không sai nhưng bạn cần nhớ kỹ rằng, khách hàng mới chính là người quyết định và bạn bắt buộc phải phục vụ theo nhu cầu của họ. Có những quán ăn sài gòn lúc nào cũng nườm nượp khách, bạn luôn tự hỏi rằng, tại sao họ lại thành công như vậy. Đơn giản đó là người chủ của quán ăn đó là một người nhạy bén biết nắm bắt nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời và nhanh chóng.
Nguồn: http://giaunhanh.com/lam-giau-tu-kinh-doanh-quan-an-via-he-4191.html
Đăng bởi Mãnh Nhi Tags: bí quyết làm giàu, cách làm giàu, Cách làm giàu thông minh, học làm giàu, kiếm tiền, kinh doanh, kinh doanh làm giàu, kinh doanh quán ăn vỉa hè, Kinh nghiệm làm giàu, làm giàu, Làm giàu từ kinh doanh quán ăn vỉa hè, ý tưởng kinh doanh l, ý tưởng làm giàu